Chiến lược marketing có tác động, tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Loay hoay đi tìm các giải pháp chiến lược phù hợp là bài toán đau đầu của các nhà quản trị. Dù là thương hiệu lớn hay nhỏ đều có thể xây dựng chiến lược riêng nếu hiểu rõ được bản chất và các bước cần thực hiện.
Khái quát về chiến lược
Theo Johnson và Scholes định nghĩa rằng “ Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định hướng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”.
Hay ta còn có thể hiểu Chiến lược là tập hợp các mục tiêu về dài hạn, các biện pháp, cahs thức, kế hoạch, chương trình hành động để đạt được mục tiêu nào đó.
Để biến một bản kế hoạch thông thường thành chiến lược nó phải phục vụ cho một hay nhiều mục tiêu cùng mang tính chiến lược. Một chiến lược thường bao gồm 3 loại mục tiêu chính là doanh thu, lợi nhuận và một điều gì đó. Tất cả các mục tiêu đều phải được đưa ra với con số rõ ràng, đo lường được. Các chiến lược đưa ra đều phải hướng đến cùng một mục tiêu đã được xác định từ trước.
3 cấp độ thông thường của chiến lược
Chiến lược cấp tập đoàn >>> Chiến lược đơn vị kinh doanh >>> Chiến lược chức năng
- Chiến lược cấp tập đoàn: cấp chiến lược cao nhất, mang định hướng chung của doanh nghiệp/ công ty về vấn đề tăng trưởng của các công ty thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính, triết lý, quan điểm kinh doanh,..
- Chiến lược kinh doanh: đi sâu hơn vào từng thị trường, tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh, định vị thương hiệu, mục tiêu tài chính của công ty.
- Chiến lược chức năng: hiểu đơn giản hơn là chiến lược chi theo các bộ phận/ phòng ban như Marketing, Tài chính, Nhân sự,…Cụ thể hơn trong chiến lược Marketing lại được chi nhỏ hơn bao gồm chiến lược Digital Marketing, chiến lược Branding.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chạy Lead Mess hiệu quả trên nền tảng Facebook
Phân biệt chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing
Rất nhiều người hiểu nhầm và sử dụng sai hai thuật ngữ này. Chiến thuật nằm trong chiến lược, chiến thuật đều nhắm đến mục tiêu riêng và mục tiêu riêng có đạt được hay không sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược cuối cùng.
Chẳng hạn công ty cần xây dựng chiến lược về Digital Marketing với mục tiêu về doanh thu là 10 tỷ/ năm. Lúc này ta sẽ chia kế hoạch thành các chiến thuật cho các kênh như SEM, SEO, SMM, Website, Email,.. Mỗi một chiến thuật sẽ có những mục tiêu riêng như Traffic, CPA, Reach, Engagement,…
Các chiến thuật đều phải hướng chung đến mục tiêu cao hơn. CPC thấp hơn, từ khóa xếp hạng cao hơn nhưng doanh thu không tăng và bị đánh giá kết quả làm việc không tốt. Có thể thấy được vấn đề nằm ở việc chỉ đang quan tâm đến chiến thuật mà không có chiến lược Marketing cụ thể.
Các yếu tố cấu thành chiến lược Marketing hiệu quả:
- Mục tiêu rõ ràng
- Đa kênh
- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty
- Không bị chốt chặn từ các vấn đề nội bộ như kỹ thuật/ kinh nghiệm/ kỹ năng của các bộ phận
- Khó thay đổi
- Tạo ra các chiến thuật
- Chỉ số
Nếu bạn chưa có chiến lược Marketing hãy liên hệ đến Domica theo các thông tin sau để nhận được tư vấn:
Hotline: 033.336.7488
Fanpage: Domica Media – Marketing Truyền thông & Sáng tạo
Địa chỉ: Ngõ 92 Láng hạ, Đống Đa, Hà Nội